Nổi mề đay tắm lá gì? 10 loại lá tắm trị mề đay nhanh khỏi nhất

2023-05-23 15:29:50

I - Trị nổi mề đay bằng cách tắm nước lá có hiệu quả không?


Nổi mề đay là tình trạng các mảng sưng đỏ, hoặc nốt sần xuất hiện rất nhiều trên da, làm cơ thể cảm thấy ngứa ngáy. Để cải thiện hiện tượng mề đay, dân gian thường dùng một số loại lá cây để đun nước tắm.


Biện pháp có thể làm giảm triệu chứng của bệnh, cụ thể như:


  • Giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Hạn chế tình trạng sưng viêm trên da.
  • Đem đến sự dễ chịu, tránh ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.


Tuy nhiên, việc khắc phục mề đay bằng tắm nước lá thường cho hiệu quả không cao, phải mất nhiều thời gian mới thu được kết quả rõ rệt.



II - Top 10 loại lá tắm trị nổi mề đay hiệu quả, nhanh hết nhất



1. Tắm lá khế


Lá khế được dân gian dùng để chữa mề đay bởi loại lá này có tác dụng chống viêm, làm bớt cảm giác ngứa. Bên cạnh đó, lá khế còn chứa nhiều chất oxy hóa giúp bảo vệ da, tăng khả năng bảo vệ da, giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại, tăng cường sức đề kháng cho da. Và nhờ đó, giúp giảm kích ứng, ngứa ngáy cho người bị mề đay.


Cách thực hiện như sau:


  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, lựa chọn những loại lá khế tươi xanh và không bị sâu bệnh. Sau đó, đem lá khế đi rửa sạch.
  • Cho lá khế vào nồi, đổ khoảng 1.5 lít nước và đun sôi lá khế.
  • Để nguội nước lá khế, sau đó dùng nước lá khế để vệ sinh cơ thể.


Nên duy trì sử dụng nước lá khế để tắm khoảng 3-4 lần/tuần để thu được hiệu quả tốt.



2. Tắm lá kinh giới


Thêm một loại lá khác cũng được sử dụng cho người mề đay, loại lá này chứa nhiều thành phần có tính kháng khuẩn, tăng cường hàng rào bảo vệ da. Do vậy, lá kinh giới là sự lựa chọn phù hợp cho người nổi mề đay tắm rửa.


Cách thực hiện như sau:


  • Chuẩn bị một nắm lá kinh giới nhỏ, nhặt sạch và rửa với nước.
  • Chuẩn bị một nồi nước đủ dùng, cho lá kinh giới vào nồi và đun sôi.
  • Chắt nước ra một cái chậu, thêm vào muối vào chậu nước và hòa tan.
  • Chờ cho nước nguội và dùng để tắm.


3. Tắm lá đơn đỏ


Lá đơn đỏ chứa nhiều thành phần tanin, saponin, flavonoid… có tác dụng làm giảm mẩn ngứa, sưng đỏ ở người bị mề đay. Do đó, nổi mề đay tắm lá đơn đỏ sẽ giúp nhanh chóng giảm sưng, ngứa, tạo cảm giác thoải mái hơn cho người mắc.


Bạn có thể tắm bằng lá đơn đỏ bằng cách như sau:


  • Chuẩn bị một nắm lá đơn đỏ, sau đó đem lá đi rửa sạch rồi vò rối.
  • Cho lá đơn đỏ vào nồi nước, đun sôi khoảng 15 phút và và đổ ra chậu, để nguội bớt (có thể cho thêm chút nước lạnh để nước đỡ nóng).
  • Sau đó, bạn dùng nước này để tắm và rửa nhẹ nhàng vùng da bị mề đay.


4. Tắm lá tía tô


Thêm một sự lựa chọn khác cho những người bị mề đay đó là sử dụng lá tía tô để vệ sinh cơ thể. Lá tía tô sẽ giúp giảm ngứa ngáy, hạn chế sự phát triển vi khuẩn trên da và cải thiện tình trạng mề đay.


Bạn có thể dùng lá tía tô để tắm 2-3 lần/tuần, cách thực hiện như sau:


  • Rửa sạch một nắm lá tía tô, có thể thái nhỏ từng đoạn để đun nhanh sôi.
  • Cho lá tía tô vào nồi, đổ khoảng 1.5 lít nước và đem đun sôi.
  • Đổ nước lá tía tô ra chậu để nguội bớt.
  • Và lấy nước đã nguội để tắm, massage nhẹ nhàng vùng da bị mề đay.


5. Tắm lá chè xanh


Theo các nghiên cứu, chè xanh chứa lượng lớn chất chống oxy hóa EGCG bảo vệ làn da, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương cho da. Bên cạnh đó, chè xanh còn chứa thành phần flavonoid, tanin làm dịu cảm giác ngứa, chống viêm nên khắc phục tốt được các triệu chứng nổi mề đay.


Cách dùng lá chè xanh để cải thiện mề đay như sau:


  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh, nhặt bỏ lá úa vàng và đem đi rửa sạch.
  • Cho lá chè xanh vào nồi nước, đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Đổ nước lá chè xanh ra chậu, để nguội trong 10 phút.
  • Dùng nước chè xanh để tắm, xoa nhẹ lên chỗ da bị mề đay.


6. Tắm lá nha đam


Người bị mề đay có thể dùng lá nha đam để vệ sinh cơ thể, khắc phục tình trạng mề đay. Dân gian dùng lá nha đam để chữa mề đay, vệ sinh cơ thể, giảm ngứa ngáy và dưỡng ẩm cho da.


Cách dùng nha đam để tắm như sau:


  • Chuẩn bị 1 lá nha đam to, xanh tươi.
  • Tách lấy phần thịt nha đam bên trong, và cho vào nồi nước đun sôi.
  • Để nước lá nha đam nguội và dùng nước này để tắm.


7. Tắm lá ngải cứu


Một cách khác giúp bạn có thể chia tay ngay với cơn ngứa mề đay đó là dùng lá ngải cứu để tắm. Tuy nhiên, người có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng với lá ngải cứu, do vậy cần thận trọng trước khi sử dụng.


Cách dùng lá ngải cứu trị mề đay như sau:


  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, loại bỏ những lá uế vàng, đem đi rửa sạch.
  • Cho lá ngải cứu vào đun sôi. Sau đó tắt bếp và để nguội nước lá ngải cứu.
  • Lấy nước lá ngải cứu và đem đi tắm.


8. Tắm lá trầu không


Lá trầu không rất phù hợp và đem lại nhiều tác dụng cho người bị mề đay, loại thảo dược này có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giảm ngứa ngáy.



  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch lá trầu không.
  • Cho lá trầu không vào nồi đun sôi, đun trong khoảng 20 phút.
  • Chờ nước bớt nóng và dùng nước này để tắm.


9. Tắm lá ổi


Tiếp theo trong danh sách các loại lá dùng để tắm cho người nổi mề đay không thể thiếu lá ổi. Lá ổi có khả năng làm săn se niêm mạc, hỗ trợ phục hồi tổn thương cho da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở những người bị mề đay.


Để tắm bằng lá ổi, bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:


  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi, đem đi rửa sạch.
  • Cho lá ổi vào nồi đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Đổ nước lá ổi ra chậu, để nguội bớt.
  • Và cuối cùng, bạn dùng nước lá ổi để tắm.


10. Tắm lá rau sam


Nếu đang bị ngứa ngáy, rất khó chịu thì bạn có thể dùng lá rau sam để tắm. Bởi loại rau này có chứa hợp chất flavonoid, phytoestrogen… có khả năng tăng cường sức đề kháng cho da, phục hồi tổn thương cho da bị mề đay.



  • Chuẩn bị 1 nắm lá rau sam, rửa sạch lá sam.
  • Cho lá rau sam vào nồi đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Sau đó, để nguội nước lá rau sam và đổ nước ra chậu.
  • Dùng nước lá rau sam để tắm, vệ sinh cơ thể.


III - Nổi mề đay nên tắm lá nước nóng hay lạnh?


Khi bị nổi mề đay, bạn nên sử dụng nước lạnh hoặc nước mát để tắm, vì nước lạnh có thể làm dịu cơn ngứa trên da.


Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy, nước nóng có thể làm giãn mạch, làm cho nốt sần hoặc tình trạng viêm trên da ở người bị mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Cho nên, sau khi đun nước lá tắm để trị nổi mề đay, tốt nhất là bạn nên chờ nước nguội hoặc ấm để tắm. Tránh tắm lúc nước còn nóng để giảm nguy cơ bỏng da, kích ứng khiến tình trạng mề đay thêm trầm trọng.


IV - Tắm nước lá trị nổi mề đay cần lưu ý điều gì?


Khi dùng lá để nấu nước tắm chữa nổi mề đay, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:


  • Cần kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài, vì biện pháp này cho hiệu quả không cao và phát huy tác dụng chậm.
  • Không được tắm nước lá khi da có vết thương hở, hoặc da bị lở loét.
  • Nếu phát hiện các vấn đề bất thường, cần tạm dừng việc tắm nước lá và đi khám da liễu để khắc phục.
  • Thận trọng khi tắm nước lá cho trẻ em, nên chọn những loại thảo dược thân thiện với sức khỏe của trẻ nhỏ như: lá ngải cứu, lá trầu không…