1. Định nghĩa hashtag
Trên các trang mạng xã hội, hashtag được sử dụng rất phổ biến. Chỉ với dấu # và một cụm từ, các đối tượng truyền thông mà bạn đang nhắm đến có chung sở thích, chung mối quan tâm dễ dàng nhìn thấy nội dung mà doanh nghiệp đang muốn truyền tải.
2. Nguồn gốc của hashtag
Lần đầu tiên hashtag xuất hiện và được sử dụng là trên mạng lưới chat IRC. Lúc đó, hashtag giúp người dùng đặt nhãn có các nhóm trò chuyện. Nó là cách mà người dùng đánh dấu từng tin nhắn riêng biệt cho từng topic, từng nội dung, từng nhóm trò chuyện.
Ngày 23/08/2007, trên Twitter, Chris Messina, một cựu nhân viên của Google đã trở thành người đầu tiên sử dụng hashtag trong bài viết của chính mình. Bài viết đó là khởi đầu cho sự bùng nổ của việc sử dụng hashtag trên mạng xã hội.
– Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh
– Chuyên viên Marketing Thế Giới Di Động
– Nhân viên Digital Marketing
3. Các loại hashtag phổ biến nhất hiện nay
Hashtag về cửa hàng, thương hiệu: loại hashtag này đang là hình thức đơn giản và phổ biến nhất được nhiều cửa hàng và các thương hiệu từ nhỏ đến lớn sử dụng. Cách sử dụng hashtag này bao gồm thẻ có dấu và không dấu, ví dụ: #thegioididong, #Thế_giới_di_động,…
Hashtag về tên đối thủ: đôi khi việc sử dụng hashtag về tên đối thủ cũng sẽ mang lại lợi ích bởi người dùng khi tìm kiếm tên đối thủ đều cũng đã có ý định rõ ràng. Khả năng cao là họ cũng sẽ quan tâm đến cửa hàng của bạn nếu bạn cung cấp sản phẩm chất lượng hơn, hoặc giá ưu đãi hơn. Người dùng sẽ tìm thấy thông tin của bạn nếu sử dụng hashtag tên đối thủ. Cách sử dụng sẽ tương tự như hashtag tên cửa hàng thương hiệu ở trên và thay vào đó là tên của đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: #Phukienthietbiso, #Phụ_kiện_thiết_bị_số,…
Hashtag về sản phẩm trực tiếp: các bạn có thể sử dụng những sản phẩm trực tiếp từ cửa hàng của mình để đưa và hashtag và khiến chúng nổi bật, dễ tiếp cận người dùng hơn.
Ví dụ: #iphone14 #Samsung Galaxy Z Flip4 5G,..
Hashtag về sản phẩm bổ sung: giống như trên, các bạn có thể sử dụng hashtag cho những sản phẩm khác mà mình cũng muốn tiếp cận tới người dùng.
Ví dụ như: #Samsung Galaxy S22+ 5G, OPPO Find X5 Pro 5G
Hashtag nội dung:
Ví dụ như: Thế giới di động viết bài “Thế Giới Di Động tung DEAL mùa Giáng Sinh, Sale to 70% đồng hồ MVW” trên Facebook và có 3 hashtag chính được đặt: #thegioididong #donghodeotay #MVW
Hashtag xu hướng:
Đối với nhân viên Marketing, nhân viên truyền thông, hashtag là công cụ giúp các chiến dịch truyền thông tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt nhất. Nhờ hashtag mà nhiều người biết đến một thương hiệu, nâng cao được nhận thức người xem.
Một hashtag thú vị, ngắn gọn, dễ nhớ sẽ kích thích khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của một doanh nghiệp. Nhiều chiến dịch, dự án đã tạo trào lưu thành công trên mạng xã hội bằng cách sử dụng hashtag.
1. Tiếp cận đối tượng mục tiêu nhanh chóng
Người dùng có thể tìm thấy rất nhiều điều thú vị trong hashtag. Chính vì vậy, hashtag ngày nay được nhiều người sử dụng nó như một công cụ tìm kiếm. Thông qua những hashtag phổ biến việc tiếp cận đối tượng mục tiêu được tốt hơn.
2. Tăng mức độ tương tác với người theo dõi
Bằng cách thêm hashtag vào, bài viết của bạn có cơ hội được nhiều người nhìn thấy hơn. Vì vậy, hashtag được biết đến như là công cụ giúp tăng khả năng tiếp cận, mức độ tương tác với người dùng khác.
3. Xây dựng nhận thức về thương hiệu
4. Thêm ngữ cảnh cho bài đăng trên mạng xã hội
Sử dụng hashtag là cách đơn giản để ngữ cảnh hóa cho một nội dung. Không cần phải trình bày, diễn giải quá dài dòng, chỉ với 1-2 hashtag, người đọc có thể hiểu được thông điệp chính mà người sử dụng muốn truyền tải.
Bằng cách vào những dịp đặc biệt, các thương hiệu sử dụng hashtag để bắt kịp một phong trào, một xu hướng trên mạng xã hội. Cách bắt kịp xu hướng này giúp thương hiệu mở rộng đối tượng truyền thông.
1. Theo dõi những người có ảnh hưởng và đối thủ
Cách đơn giản nhất để chọn ra thẻ hashtag có hiệu quả là theo dõi những người có sức ảnh hưởng và đối thủ cạnh tranh. Xem thử người đi trước đã sử dụng hashtag gì, sử dụng như thế nào. Từ những thông tin thu thập được tìm ra những yếu tố phù hợp để học hỏi, mở rộng thị trường cho bản thân.
Nếu đang kinh doanh, việc cùng sử dụng một thẻ hashtag với đối thủ sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhóm khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Với việc làm hay hơn, tốt hơn, doanh nghiệp bạn sẽ dành được thị phần.
2. Chọn hashtag có mục đích
Hashtag đem đến mục đích truyền thông, tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Chọn hashtag có mục đích rõ ràng sẽ giúp các bài đăng của doanh nghiệp, thương hiệu có ý nghĩa hơn với người đọc. Vì vậy, với mỗi chiến dịch truyền thông chỉ nên chọn một hashtag chính duy nhất. Nó giúp việc theo dõi, quản lý bài viết được dễ dàng và chính xác hơn.
3. Sử dụng hashtag theo xu hướng
Việc bắt kịp xu hướng giống như bạn đang lắng nghe khách hàng của mình. Dựa trên khách hàng, đối tượng truyền thông bạn chắc chắn sẽ tạo ra được hashtag hiệu quả, được nhiều người thích.
4. Sử dụng hashtag ngắn và cụ thể
Chọn hashtag ngắn sẽ hạn chế được việc gõ sai khi người khác muốn sử dụng lại hashtag đó. Với hashtag có nội dung cụ thể, tính duy nhất cao thì việc tiếp cận đúng đối tượng hướng đến lại càng tốt.
Việc cụ thể hóa vào một đối tượng nhất định sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, đem về nhiều khách hàng cho doanh nghiệp. Hashtag càng cụ thể, cơ hội tiếp cận đối tượng mục tiêu càng cao. Để có thể tạo ra được những hashtag ngắn, cụ thể và có hiệu quả, bạn nên tham gia vào các cộng đồng người dùng trong cùng lĩnh vực.
5. Tạo hashtag dễ nhớ và dễ hiểu
Một hashtag ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiệu sẽ tác động đến cảm xúc của người đọc tốt hơn. Hashtag chỉ hoạt động hiệu quả khi mọi người hiểu nghĩa của nó, không ngay ra sự nhầm lẫn cho người đọc, người xem.
Vì vậy, để tạo ra một hashtag dễ nhớ, dễ hiểu thì bạn cần tìm hiểu kỹ xem hashtag đó có ý nghĩa nào khác, có gợi nhắc đến nội dung phản cảm hay không. Từ đó, giúp bạn hạn chế việc khách hàng có ác cảm, ấn tưởng không tốt với thương hiệu.
8. Theo dõi và phân tích hashtag đã dùng
Bằng cách nhấp chuột vào hashtag đã dùng, bạn có thể thấy được kết quả mà hashtag đó mang lại. Trong suốt thời gian sử dụng hashtag, việc theo dõi và phân tích dữ liệu đó sẽ giúp bạn có những quyết định kịp thời cho việc sử dụng hashtag.
1. Không khoảng trắng, dấu chấm câu hay ký tự đặc biệt
Hashtag là một từ hoặc một cụm từ viết liền. Nó có thể được viết tắt, thêm số nhưng tuyệt đối không có khoảng trắng ở giữa, dấu chấm câu hay các ký tự đặc biệt. Để hashtag hoạt động có hiệu quả, bạn có thể viết liền, rút gọn bỏ dấu biến cụm từ thành một từ.
2. Luôn bắt đầu với ký hiệu # (dấu thăng)
Một từ, cụm từ chỉ được gọi là hashtag khi trước nó có dấu #. Vì vậy, hãy nhớ đặt nó ở đầu từ khóa. Và nếu bạn muốn hashtag đó hoạt động thì bài đăng chứa hashtag phải được mở ở chế độ công khai.
Độ dài của cụm từ hashtag không nên quá dài, bởi nó dễ gây ra nhầm lẫn, khó khi nhớ, không đem đến hiệu quả cao trong việc truyền thông. Số lượng hashtag đem đến kết quả tốt nhất là 3-5 hashtag, không nên sử dụng quá nhiều để tránh phản tác dụng.
3. Sáng tạo những hashtag của riêng mình
Việc tạo ra hashtag riêng cho các chiến dịch truyền thông sẽ giúp hashtag phát huy hiệu quả nhất và kết quả đo lường được cũng được chính xác hơn. Việc tạo ra một hashtag không khó và bất cứ ai sử dụng mạng xã hội đều có thể tạo ra hashtag riêng cho mình.
4. Hãy làm cho hashtag trở nên độc đáo
Khi tự tạo hashtag hãy tạo ra một hashtag đặc biệt, chắc rằng nó là duy nhất và gây được hứng thú cho người đọc, người xem. Phần lớn những hashtag hoạt động hiệu quả và độc đáo hiện nay thường ngắn, dễ nhớ, dễ hiểu.
Những hashtag có tính độc đáo sẽ khiến nhiều người quan tâm và tìm đến nó hơn. Rất khó để thuyết phục một người tìm kiếm hashtag kém ấn tượng, trong khi các hashtag ngắn đang hoạt động rất tốt.
5. Cách sử dụng các hashtag đã tồn tại
6. Khi nào không nên sử dụng hashtag
Không nên quá lạm dụng hashtag, nó sẽ phản tác dụng, khiến bài đăng trở nên khó nhìn. Những hashtag không phù hợp sẽ khiến bài đăng không gây ấn tượng với người đọc, thậm chí nó khiến người khác ác cảm với bài đăng đó.
Khi không cần thiết, đừng sử dụng hashtag và khi đã sử dụng thì không nên chọn hashtag chung chung, không có chủ đích, không có mục tiêu. Giãn cách việc sử dụng hashtag cũng sẽ giúp người đọc không cảm thấy nhàm chán với hashtag mà bạn tạo.
7. Sử dụng hashtag ở vị trí nào trong bài viết?
8. Kiểm soát số lượng thẻ hashtag
Hãy giữ số lượng hashtag tối đa không vượt quá 30 cái. Nếu sử dụng quá nhiều hashtag, nội dung mà bạn muốn nhấn mạnh sẽ trở nên không nổi bật và khó tập trung. Ngoài ra, việc sử dụng thừa hashtag có thể khiến cho hiệu quả mà chúng mang lại bị giảm đi đáng kể.
1. Brand24
Đối tượng phân tích: đối tượng phân tích chủ yếu của Brand24 sẽ bao gồm các mạng xã hội như: Twitter, Instagram, Twitch và TikTok.
Mục tiêu phân tích: Brand24 là một công cụ phân tích phương tiện truyền thông để theo dõi, giám sát và phân tích hashtag trên mạng xã hội, diễn đàn, trang web, nền tảng video,v.v. Nếu bạn đang tìm kiếm theo dõi và phân tích hashtag.
Các dạng báo cáo: Brand24 sử dụng các dạng báo cáo bao gồm: biểu đồ, báo cáo tùy chỉnh, xuất dữ liệu, lọc và định giá.
2. Kingcontent.pro
Đối tượng phân tích: đây là công cụ tìm kiếm chủ yếu tập trung vào đối thủ như tự động theo dõi Fanpage, Group, Profile.
Mục tiêu phân tích: mục tiêu của công cụ này sẽ tự động cập nhật các bài viết đang hot trend trên Facebook để đăng lại câu tương tác trên Fanpage, Group, Profile và lập kế hoạch đăng bài tự động trên hàng loạt Fanpage & Group do bạn quản lý.
3. Talkwalker
Đối tượng phân tích: đối tượng phân tích chủ yếu của Talkwalker sẽ bao gồm các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, YouTube,… Ngoài ra còn có các trang web, Blog và truyền hình.
Mục tiêu phân tích: Talkwalker sẽ theo dõi số lượng đề cập, phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và các chỉ số truyền thông xã hội khác. Ngoài ra, công cụ này còn được dùng để thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh trên phương tiện truyền thông xã hội và tìm ra những người có ảnh hưởng tiềm năng hoặc đại sứ thương hiệu.
Các dạng báo cáo: công cụ trên sẽ báo cáo các dữ liệu về lượt chia sẻ, mức độ tương tác, phạm vi tiếp cận và lượt đề cập, nhận dạng hình ảnh, phân tích tình cảm, Virality và Google Analytics
4. Falcon
Đối tượng phân tích: đối tượng phân tích chủ yếu của Falcon sẽ bao gồm các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, WhatsApp, YouTube,…
Các dạng báo cáo: Falcon sử dụng các dạng báo cáo bao gồm: biểu đồ, báo cáo tùy chỉnh, xuất dữ liệu, lọc và định giá.
5. Iconosquare
Đối tượng phân tích: đối tượng phân tích chủ yếu của Falcon sẽ bao gồm các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter,…
Các dạng báo cáo: Iconosquare bao gồm các tính năng giúp bạn xuất bản nội dung truyền thông xã hội của mình: tự động xuất bản và gắn thẻ, lên lịch đăng bài và quản lý thư viện phương tiện.
6. YouScan
Đối tượng phân tích: đối tượng phân tích chủ yếu của YouScan sẽ bao gồm các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, VK. Ngoài ra còn có các nền tảng khác như: Blog, diễn đàn, các trang web chuyên đánh giá và tin tức trực tuyến.
Các dạng báo cáo: YouScan sẽ quét các phương tiện truyền thông xã hội và phần còn lại của trang web.
Trong năm 2023, Top Hashtag được sử dụng nhiều nhất trên mạng xã hội lớn có thể được kể đến như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, Tumblr, Linkedin sẽ bao gồm: #love (tình yêu) – 16%, #instagram (Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh) – 11%, #like (thích) – 11%, #music (âm nhạc) – 10%, #instagood ( Hình ảnh đẹp của bạn) – 8%, #photography (hình ảnh) – 8%,
#follow (theo dõi) – 8%, #christmas (Giáng sinh) – 8%, #fashion (thời trang) – 7%, #art (nghệ thuật) – 7%.
Có thể thấy rằng từ khoá hashtag #love (tình yêu) được sử dụng nhiều nhất 2023 và xếp ngay sau là hashtag #instagram. Lý do là bởi Instagram là mạng xã hội phổ biến trong thời gian gần đây với mục đích chia sẻ hình ảnh.
– Marketing là gì?
– Cách làm Affiliate Marketing dành cho người mới hiệu quả, thành công
– Insight là gì? Nguyên tắc và cách xác định Insight khách hàng