BHK là đất gì? Có được xây nhà trên đất BHK?

Ký hiệu đất BHK trên sổ đỏ là gì? Loại đất BHK có được xây nhà không? Và mục đích sử dụng đất BHK là gì? Cùng INVERT tìm hiểu chi tiết các khái niệm này.


Theo pháp luật tại Điều 10 Luật đất đai 2013, hiện nay đất được phân loại đất thành 3 nhóm lớn là:


– Nhóm đất nông nghiệp


– Nhóm đất phi nông nghiệp


– Nhóm đất chưa sử dụng



BHK là đất gì?


Theo quy định về ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, BHK là ký hiệu của đất trồng cây hàng năm khác thuộc loại đất nông nghiệp. 


Căn cứ Thông tư 28/2004/TT-BTNMT, “Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.”


Đất trồng cây hàng năm gồm những nhóm sau:


  • Đất trồng cây hàng năm là đất trồng lúa.
  • Đất trồng cây hàng năm là đất trồng cây khác không phải lúa như: cây rau, dược liệu, mía, cói, sả, đất trồng cỏ, đất đã qua cải tạo để thực hiện chăn nuôi gia súc.
  • Đất nương rẫy được sử dụng để trồng cây hàng năm khác



Có được xây nhà trên đất BHK?


Theo quy định pháp luật, đất trồng cây hằng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, nếu muốn xây nhà trên đất BHK cần chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, sau đó mới tiến hành xây nhà trên đất, khi đó bắt buộc phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Đối với trường hợp là cá nhân, hộ gia đình thì xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại UBND cấp huyện. Đối với tổ chức thì xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại UBND cấp tỉnh.


Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của huyện và dựa vào nhu cầu sử dụng đất trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất để xét duyệt hồ sơ.


Cách chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư 


Theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp sang đất thổ cư phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Cụ thể, căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định: UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.


UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.


Tóm lại, đối với hộ gia đình, cá nhân khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép UBND cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ đóng dấu của UBND cấp huyện.


Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.


5 rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm


Đất không đảm bảo pháp lý: Pháp lý là vấn đề quan trọng khi mua bán đất đai. Trong đầu tư bất động sản thì pháp lý càng có vai trò quan trọng hơn và được ví là chiếc chìa khóa vàng ai cũng muốn cầm chắc trong tay.


Tuy nhiên, hiện nay việc mua bán đất trồng cây lâu năm có pháp lý chưa rõ ràng là điều mà khách hàng thường bắt gặp. Và không phải ai cũng có kinh nghiệm để tránh khỏi những rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm không đảm bảo pháp lý. Điều này dẫn tới hệ lụy rất lớn cho người mua bởi khi người mua đã xuống tiền mà vẫn chưa được nắm trong tay sổ hồng hay bất cứ tài liệu và thông tin nào về mảnh đất thì rất dễ xảy ra tranh chấp với người chủ cũ hoặc đối với hàng xóm sống liền kề.


Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp, những giấy tờ chuyển nhượng đất chỉ mang tính viết tay hoặc không được pháp luật công nhận sẽ trở nên vô dụng. Không chỉ vậy, đất trồng cây lâu năm không có pháp lý rõ ràng cũng không thể thế chấp ngân hàng và rất khó bán lại do không có tính thanh khoản. Nếu không may miếng đất lại nằm trong diện bị thu hồi thì người sở hữu cũng không được bồi thường.


Bên cạnh đó, người mua cũng có thể kiểm tra pháp lý miếng đất bằng cách trực tiếp đến cơ quan chức năng địa phương để tra cứu. Khách hàng nên nhớ hãy nói không với các trường hợp viết tay, thỏa thuận bằng lời nói khi mua đất vì rủi ro sẽ tiềm ẩn rất nhiều.



Bên cạnh đó, người mua cũng có thể kiểm tra pháp lý miếng đất bằng cách trực tiếp đến cơ quan chức năng địa phương để tra cứu. Khách hàng nên nhớ hãy nói không với các trường hợp viết tay, thỏa thuận bằng lời nói khi mua đất vì rủi ro sẽ tiềm ẩn rất nhiều.


Đất trồng cây lâu năm bị vướng quy hoạch: Về nguyên tắc, khi đất trồng cây lâu năm đã bị vướng quy hoạch thì sẽ không được hoặc rất hạn chế được quyền chuyển nhượng. Bởi khi miếng đất đã nằm trong diện quy hoạch thì sớm muộn cũng bị thu hồi lại để sử dụng vào các mục đích xây dựng của nhà nước.


Tuy nhiên, có rất nhiều chủ đất cố tình giấu nhẹm tình trạng lô đất đang nằm trong diện quy hoạch để đánh lừa người mua. Đối với những khách hàng đầu tư chưa có kinh nghiệm thì rất dễ bị mắc bẫy và mua phải lô đất dính quy hoạch. Những lô đất này thường có giá trị rất thấp gây ra thiệt hại cho người mua.


Tuy rằng đất trồng cây lâu năm vướng quy hoạch có rất nhiều rủi ro nhưng trên thị trường hiện nay vẫn có không ít những người chuyên đi “săn” đất vướng quy hoạch để chờ đền bù hoặc chờ xóa quy hoạch. Do vậy, nếu người mua gặp trường hợp này cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng để đưa ra quyết định cho chính xác.


Vì vậy, để tránh việc mua phải những miếng đất vướng quy hoạch thì công đoạn kiểm tra thông tin quy hoạch là việc làm không thể thiếu. Hiện nay, thông tin quy hoạch đất đai có thể tra cứu dễ dàng tại trụ sở UBND cấp huyện, xã, cổng thông tin điện tử địa phương hoặc hỏi trực tiếp từ cán bộ địa chính.


Đất khó xin lên thổ cư: Đất trồng cây lâu nam khi đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật đất đai hiện hành và phù hợp với chính sách phát triển của địa phương thì sẽ có thể chuyển đổi lên đất thổ cư để xây dựng nhà ở và các công trình phụ. Tuy nhiên, không phải tất cả các khu vực có đất trồng cây lâu năm đều có thể xin lên thổ cư.



Vì vậy, đối với những khách hàng đầu tư muốn mua đất trồng tư lâu năm để sinh lời thì cần lưu ý những điều kiện để miếng đất có thể xin lên thổ cư. Bởi khi bán thì ai cũng sẽ hứa hẹn và nói tốt về sản phẩm của mình rồi, còn trên thực tế có thực hiện được không lại là vấn đề hoàn toàn khác.



Một trong những chiêu trò thường bắt gặp nhất là những cò đất này thuyết phục người mua với lý do là có nhiều quan hệ nên mọ thủ tục sẽ được hoàn thiện nhanh chóng. Không chỉ vậy mà các lô đất trồng cây lâu năm này còn có giá bán rẻ hơn nhiều so với mặt bằng chung thị trường. Thực tế đã cho thấy không ít khách hàng đã bị qua mắt bởi những dự án này.


“Treo vốn” vì mua đất trồng cây lâu năm để lướt sóng: Một điều dễ thấy rằng mặt bằng chung giá đất trồng cây lâu năm thường rẻ hơn khá nhiều so với đất thổ cư. Do đó, nếu người mua có thể mua được những mảnh đất có pháp lý rõ ràng và đủ điều kiện để xin lên thổ cư thì lợi nhuận mang lại là rất lớn.


Tuy nhiên, không có miếng bánh nào lại dễ dàng ăn như vậy. Trên thực tế, khách hàng nếu không tìm hiểu kỹ, muốn mua đất để lướt sóng ăn ngay mà mua phải 1 miếng đất mà tiềm năng phát triển phải 3 – 5 năm sau mới hiện hữu rõ ràng thì việc bị treo vốn là điều rất dễ xảy ra.


Bảng Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính 


Theo Luật đất đai năm 2013, đất được phân loại chia làm 3 nhóm chính. Cụ thể gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính nhất định phải biết năm 2023.






STT



Loại đất







I



NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP





1



Đất chuyên trồng lúa nước



LUC





2



Đất trồng lúa nước còn lại



LUK





3



Đất lúa nương



LUN





4



Đất bằng trồng cây hàng năm khác



BHK





5



Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác



NHK





6



Đất trồng cây lâu năm



CLN





7



Đất rừng sản xuất



RSX





8



Đất rừng phòng hộ



RPH





9



Đất rừng đặc dụng



RDD





10



Đất nuôi trồng thủy sản



NTS





11



Đất làm muối



LMU





12



Đất nông nghiệp khác



NKH





II



NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP





1



Đất ở tại nông thôn



ONT





2



Đất ở tại đô thị



ODT





3



Đất xây dựng trụ sở cơ quan



TSC





4



Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp



DTS





5



Đất xây dựng cơ sở văn hóa



DVH





6



Đất xây dựng cơ sở y tế



DYT





7



Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo



DGD





8



Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao



DTT





9



Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ



DKH





10



Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội



DXH





11



Đất xây dựng cơ sở ngoại giao



DNG





12



Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác



DSK





13



Đất quốc phòng



CQP





14



Đất an ninh



CAN





15



Đất khu công nghiệp



SKK





16



Đất khu chế xuất



SKT





17



Đất cụm công nghiệp



SKN





18



Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp



SKC





19



Đất thương mại, dịch vụ



TMD





20



Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản



SKS





21



Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm



SKX





22



Đất giao thông



DGT





23.



Đất thủy lợi



DTL





24



Đất công trình năng lượng



DNL





25



Đất công trình bưu chính, viễn thông



DBV





26



Đất sinh hoạt cộng đồng



DSH





27



Đất khu vui chơi, giải trí công cộng



DKV





28



Đất chợ



DCH





29



Đất có di tích lịch sử – văn hóa



DDT





30



Đất danh lam thắng cảnh



DDL





31



Đất bãi thải, xử lý chất thải



DRA





32



Đất công trình công cộng khác



DCK





33



Đất cơ sở tôn giáo



TON





34



Đất cơ sở tín ngưỡng



TIN





35



Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng



NTD





36



Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối



SON





37



Đất có mặt nước chuyên dùng



MNC





38



Đất phi nông nghiệp khác



PNK





III



NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG





1



Đất bằng chưa sử dụng



BCS





2



Đất đồi núi chưa sử dụng



DCS





3



Núi đá không có rừng cây



NCS