Bật mí cho bạn những cách để ngủ không mơ thấy ác mộng

Ác mộng có thể gây nhiễu giấc ngủ của chúng ta. Thế nhưng ác mộng có thể gây bệnh không? Giải pháp nào để tránh gặp ác mộng? Trong bài viết này, bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Lâm Giang sẽ cùng bạn tìm hiểu cách để ngủ không mơ thấy ác mộng. Từ đó, giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và tái tạo nguồn năng lượng tích cực cho ngày mới.

Giấc ngủ là một phần của sức khỏe. Trong đó, ác mộng là một bí ẩn của giấc ngủ mà nhiều người vẫn chưa hiểu hết. Định nghĩa cùng những biểu hiện của ác mộng sau đây sẽ bật mí những “bí mật” của ác mộng.

Khi giấc mơ mang hình ảnh đáng sợ khiến bạn thức giấc, nó được gọi là cơn ác mộng. Hiện tượng này là bình thường nếu chúng chỉ là thoáng qua. Nhưng nếu chúng tái diễn nhiều lần, sẽ làm ảnh hưởng giấc ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống. Nhiều khảo sát cho thấy rằng có khoảng 33% cựu chiến binh tại Mỹ thường gặp ác mộng. Bên cạnh đó, nữ giới thường gặp ác mộng nhiều hơn nam giới.

Biểu hiện khi ngủ gặp ác mộng giúp bạn dễ nhận biết như:

  • Cơn ác mộng thường diễn vào nửa sau giấc ngủ.
  • Khi giấc mơ diễn ra, bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng và buồn bã. Lúc đó, nhịp tim đập nhanh, vã mồ hôi.
  • Giấc mơ đánh thức bạn.
  • Khi thức giấc, bạn thường cảm thấy bồn chồn và khó ngủ trở lại.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bạn cần tìm cách để ngủ không mơ thấy ác mộng càng sớm càng tốt.

Cả trẻ em và người lớn thỉnh thoảng sẽ có những giấc mơ xấu. Ác mộng phổ biến từ ba đến sáu tuổi nhưng cũng có thể kéo dài đến lúc trưởng thành. Khi ác mộng không còn là thoáng qua mà xuất hiện nhiều lần sẽ hình thành rối loạn cơn ác mộng. Rối loạn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hình thành bệnh lý thần kinh và tim mạch.

Ác mộng thúc đẩy tỉ lệ mắc bệnh thần kinh, tâm lý

Những bệnh nhân thường gặp ác mộng sẽ có khả năng mắc trầm cảm cao gấp 5 lần so với người bình thường. Hiện tượng này thường gặp ở những người thất nghiệp và thu nhập thất thường. Song song đó, ác mộng làm tăng gấp 7 lần chứng mất ngủ và 5 lần sự mệt mỏi.1 Người bệnh thường đau đầu và thiếu tập trung. Chính vì thế, ác mộng tái lập nhiều lần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, đặc biệt người cao tuổi, có bệnh nền. Vì thế, việc tìm hiểu về cách để ngủ không mơ thấy ác mộng là vô cùng cần thiết.

Ác mộng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bên cạnh đó, cơn ác mộng tái diễn với tần suất cao sẽ thúc đẩy những bệnh lý thực thể khác. Các nhà nghiên cứu chỉ ra có sự gia tăng và xuất hiện bệnh về tim mạch mới ở những bệnh nhân thức giấc về đêm do ác mộng. Trong đó, 29,2% bệnh tăng huyết áp, 6% các bệnh lý tại tim, 1,2% nhồi máu cơ tim.2 Nghiêm trọng hơn, 0,7% bệnh tai biến mạch máu não.

Lời giải thích cho hậu quả này chính là ác mộng thường xảy ra vào sáng sớm, tức nửa sau của giấc ngủ. Lúc này, cơ thể giải phóng nhiều hormone trong đó có hormone điều hòa huyết áp. Tại thời điểm đó, huyết áp bắt đầu tăng, đồng thời người bệnh dễ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Loại bỏ căng thẳng – bước đầu trong cách để ngủ không mơ thấy ác mộng

Đa số cơn ác mộng bắt nguồn từ tình trạng căng thẳng vào ban ngày. Hãy xem ác mộng như một tín hiệu cho những áp lực trong cuộc sống hằng ngày. Nếu khắc phục được tình trạng này, ác mộng sẽ giảm thiểu rõ rệt. Một chuyến đi du lịch dài hạn đôi khi là giải pháp hữu hiệu. Hoặc bạn có thể tập thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần. Các bài tập tốt cho sức khỏe và giấc ngủ như yoga, thiền, chạy bộ,… Nếu không cải thiện, bạn hãy tìm đến bác sĩ trị liệu để được tư vấn và điều trị “thủ phạm này”.

Tránh dùng rượu, chất kích thích là điều tiên quyết trong cách để ngủ không mơ thấy ác mộng

Rượu bia là một trong những yếu tố thúc đẩy ác mộng cần tránh dùng. Việc sử dụng rượu bia gần giờ đi ngủ làm tăng sự nghiêm trọng ác mộng. Đồng thời, caffeine kích thích tâm trí và khó đi vào giấc ngủ. Vì thế, tốt nhất bạn nên tránh dùng rượu và caffeine vào buổi tối.3 Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng thuốc gây ác mộng phổ biến, bao gồm: thuốc an thần, thuốc chẹn beta, amphetamine.

Cách để ngủ không mơ thấy ác mộng là nghỉ ngơi hợp lý

Sự cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp giảm tải áp lực của bạn. Hoạt động thể thao, thiền, trò chuyện cùng bạn bè… là những hoạt động tái tạo nguồn năng lượng tích cực. Từ đó, căng thẳng sẽ không còn xuất hiện cùng với cơn ác mộng.

Vệ sinh giấc ngủ

Cách để ngủ không mơ thấy ác mộng là vệ sinh giấc ngủ. Đầu tiên là cần giảm thiểu thời gian sử dụng những thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Bởi lẽ việc sử dụng này làm tăng hoạt động của não. Nó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, tạo môi trường ngủ thoải mái sẽ nâng cao chất lượng giấc ngủ, ít ác mộng. Không gian ngủ yên tĩnh, nhiệt độ thích hợp, ánh sáng dịu nhẹ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giấc ngủ.

Nói hoặc viết ra