7 cách chữa đau khớp gối bằng ngải cứu đơn giản, hiệu quả

2023-06-06 09:39:39

I – Tác dụng của ngải cứu với chứng đau xương khớp


Ngải cứu bên cạnh là loại rau quen thuộc, được người Việt sử dụng trong chế biến các món ăn, thì ngoài ra cây còn là một loại thảo dược được áp dụng để làm thuốc trong quá trình hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe.


Ngải cứu là một loại cây thân cỏ, dễ sinh sống và phát triển nên có thể nhìn thấy cây mọc được nhiều nơi. Đối với đông y, lá ngải có vị cay, đắng, tính ấm… với tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, vì vậy nên lá ngải được coi là một phương pháp hỗ trợ giảm đau khớp gối hiệu quả đối với những trường hợp nhẹ.



II – Những cách chữa đau khớp gối bằng ngải cứu phổ biến



1. Chườm nóng bằng ngải cứu rang muối


Trước tiên, người bệnh nên chuẩn bị khoảng 1 mớ ngải cứu, sau đó đem đi rửa sạch và để ráo nước, có thể cắt nhỏ lại, cùng với ít muối trắng răng đều lên cho đến khi nóng (có thể thêm một ít gừng thái nhỏ để rang cùng).


Khi cảm thấy nóng đổ hỗn hợp này ra khăn mỏng bọc lại, sau đó chườm lên vùng khớp gối bị đau, sau đó nhấc lên là tiếp tục chườm những vị trí xung quanh cho đến khi túi chườm không còn nóng. Mỗi ngày có thể thực hiện 1 – 2 lần để cảm nhận hiệu quả.


Đến khi túi chườm nguội hẳn lại đổ hỗn hợp lại chảo và rang lại rồi lại chườm tiếp vào khớp gối bị đau. Người bệnh có thể sử dụng khăn có độ dài phù hợp để bọc lại đủ hỗn hợp lá ngải rang và cột lại được túi chườm nhưng cần lưu ý độ nóng vừa phải, tránh bỏng.


Trong trường hợp khớp gối bị viêm nhiễm, có vết thương hở thì người bệnh không nên tự ý sử dụng phương pháp này.



2. Chườm bằng ngải cứu pha giấm


Sự kết hợp lá ngải với giấm là phương pháp được nhiều người áp dụng vì mang lại hiệu quả cao. Nguyên liệu chỉ cần lá ngải và giấm táo với cách thực hiện như sau:


Rửa sạch lá ngải và để lá ngải vào cối giã nát, tiếp theo người bệnh đổ một ít giấm táo và trộn đều với phần lá ngải, đổ một lượng giấm vừa phải để tránh quá ướt.


Sau đó, người bệnh làm nóng hỗn hợp rồi đổ vào túi vải hoặc túi vải sạch, mềm. Ngồi yên và chườm lên vị trí khớp khoảng 15 phút, mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần để hoạt chất trong lá ngải cứu giúp tác động tới khớp, từ đó hỗ trợ giảm đau tốt.


3. Ngâm hoặc tắm bằng nước ngải cứu


Rau ngải cứu rửa sạch, cắt thành từng khúc, gừng và sả rửa sạch và đập nhỏ. Đổ tất cả hỗn hợp vào khoảng 2 lít nước và đun sôi lúc rồi tắt bếp. Lọc lấy nước và pha thêm nước lạnh để tắm và ngâm chân sẽ giảm khớp gối được thư giãn, giảm bớt căng thẳng.


Người bệnh khớp gối có thể áp dụng ngâm 2 lần/ngày và đặc biệt nên tắm sớm trước 19h hằng ngày và chú ý giữ mực nước nóng vừa phải tránh gây nóng, bỏng.



4. Uống nước cốt ngải cứu


Người bệnh có thể sử dụng lá ngửi tươi hoặc đã phơi khô, nhặt sạch từng lá và đem đi rửa sạch. Sau đó, người bệnh đổ lá ngải vào ấm đun với nước sạch khoảng 20 phút.


Sau khi đã đun theo đúng thời gian quy định, người bệnh chắt lấy nước đổ ra cốc uống, mỗi lần sắc uống được khoảng 3 lần một ngày. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, nên kiên trì sử dụng thường xuyên để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.


5. Kết hợp ngải cứu và mật ong


Mật ong cũng là một loại dược liệu được sử dụng nhiều để hỗ trợ bệnh, sự kết hợp giữa lá ngải và mật ong cũng giúp người đau khớp gối cải thiện bệnh hiệu quả.


Đầu tiên, chuẩn bị lá ngải, đem đi rửa sạch và xay nhuyễn lấy nước cốt. Tiếp theo, lấy khoảng 2 thìa mật ong đổ vào phần nước cốt sau đó khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp. Lấy để uống mỗi ngày vào buổi sáng và chiều.



6. Nấu canh ngải cứu lá lốt


Dùng lá ngải để chế biến thành món ăn cũng giúp cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng theo công thức sau:


  • Chuẩn bị lá ngải, lá lốt, thịt xay và gừng (với lượng vừa đủ với khẩu phần ăn của từng người).
  • Ướp thịt với gia vị theo khẩu vị của người bệnh.
  • Rửa sạch lá ngải, lá lốt và gừng để hết bụi bẩn để đến khi ráo nước và cắt nhỏ.
  • Xào thịt khoảng đến khi thịt chín, đỏ một lượng nước vào đun sôi, cuối cùng là đổ hỗn hợp rau vừa thải nhỏ vào nồi để nấu chín, nếm sao cho phù hợp.


7. Chiên ngải cứu với trứng


Nguyên liệu đơn giản với ngải cứu và 2 quả trứng gà và làm theo các bước sau:


  • Đem lá ngải đi rửa sạch hết bụi bẩn, để ráo nước và cắt nhỏ lại, đập trứng vào rồi thêm mắm muối vừa đủ.
  • Trộn đều rau ngải và trứng, sau đó đổ ra và rán chín vàng.


Món ăn dễ chế biến và có thể sử dụng 2 – 3 lần mỗi tuần, mang lại lợi ích tốt cho người bệnh xương khớp.



III – Những lưu ý khi chữa đau xương khớp với ngải cứu


Để quá trình sử dụng lá ngải điều trị cơn đau khớp gối tốt nhất, người bệnh và người nhà cần lưu ý tới những vấn đề sau:


  • Bài thuốc bằng lá ngải được áp dụng và đem lại hiệu quả tốt nhất đối với những trường hợp đau khớp gối nhẹ. Đối với trường hợp nặng cần đi khám để có phác đồ điều trị tốt hơn.
  • Tùy vào cơ địa mỗi người mà hiệu quả mang lại nhanh hay chậm, do đó, đối với một vài trường hợp hiệu quả không như mong đợi.
  • Nếu áp dụng phương pháp chườm lá ngải thì người bệnh nên chú ý tới độ nóng vừa phải, tránh nóng gây bỏng vùng da.
  • Đặc biệt lưu ý, nếu sử dụng lá ngải xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, bệnh lý về gan, ngộ độc… hoặc tác dụng không mong muốn khác khi dùng quá liều lượng, thì lúc này người bệnh cần tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để giải quyết sớm nhất.
  • Không nên chỉ áp dụng phương pháp này để trị đau khớp gối, mà người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm thuốc tây.


Đối với cách chữa đau khớp gối bằng lá ngải, chỉ là phương pháp được xem như hỗ trợ điều trị bệnh, giúp cải thiện cơn đau khó chịu. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên rằng, khi thấy cơn đau đầu gối xuất hiện, nên tới cơ sở ý tế thăm khám để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị về sau.